• Trở thành đối tác
  • 028-73004102
  • Phân tích cơ bản nhắm tới việc hiểu được các nguyên nhân chính dẫn tới sự thay đổi giá trị tương đối của các đồng tiền là thật hay là những sự thay đổi có được từ lãi suất, lạm phát hoặc tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đó.

    Các yếu tố cơ bản nằm ở hậu trường và cung cấp các tín hiệu quan trọng về sự mạnh lên hoặc yếu đi của một đồng tiền. Bằng việc hình thành góc nhìn cơ bản về các đồng tiền, nhà giao dịch có thể nắm được những thế lực kinh tế nào đang được các đồng tiền phản ánh.

    Tại sao các nhà giao dịch Forex cần phát triển góc nhìn cơ bản?

    Phát triển góc nhìn cơ bản là một phần trong sự phát triển chung của một nhà giao dịch Forex. Khi bắt đầu giao dịch, các nhà giao dịch chủ yếu chỉ tập trung vào kỹ thuật và chiến thuật, vì học cách để giao dịch và đọc đồ thị là những nhiệm vụ quan trọng trước nhất.

    Qua thời gian và luyện tập, một nhà giao dịch Forex sẽ hiểu hơn về các dữ liệu cơ bản và cách chúng ảnh hưởng đến cặp tiền đang giao dịch. Kết quả là, nhà giao dịch đó sẽ tự đặt ra 2 câu hỏi sau:

    1

    Tôi nên giao dịch cặp tiền nào?

    2

    Hướng của giao dịch tiếp theo là gì?

    Sẽ dễ hơn nếu phân nhóm các đồng tiền dựa theo diễn biến cơ bản của chúng. Một số đồng tiền mạnh hơn các đồng tiền khác và số đó thường bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố cơ bản; do vậy giao dịch các cặp tiền đó sẽ thú vị hơn.

    Danh sách phân tích cơ bản và kế hoạch hành động

    Vậy, nhà giao dịch cần làm gì tiếp theo sau khi đã phát triển được góc nhìn cơ bản và hiểu hơn về việc nên giao dịch đồng tiền nào?

    Để tiến hành phân tích cơ bản sâu hơn, bước tiếp theo mà một nhà giao dịch cần thực hiện là lập danh sách phân tích cơ bản và đưa ra kế hoạch hành động. Mục tiêu của danh sách này là đảm bảo các nhà giao dịch có đủ thông tin để đưa ra các quyết định giao dịch mang tính chiến lược. Sau đây là một ví dụ về kế hoạch hành động mà bạn có thể tham khảo:

    1

    Liệt kê dữ liệu toàn cầu hiện nay về GDP, lãi suất và mức độ lạm phát.

    2

    Phân tích các mô hình giá của các loại hàng hóa như dầu mỏ, vàng, đồng.

    3

    Tham khảo chỉ số Trade-Weighted Index (TWI) của từng đồng tiền để xác định xem có mức hỗ trợ hay kháng cự quan trọng nào không.

    4

    Kiểm tra chỉ số U.S. Dollar Index (USDX) và so sánh nó với TWI của đồng USD.

    5

    Phân tích lãi suất toàn cầu và cố gắng phân loại các đồng tiền theo:
    a. Các nước được kỳ vọng sẽ tăng lãi suất
    b. Các nước được kỳ vọng giữ nguyên lãi suất
    c. Các nước được kỳ vọng sẽ cắt giảm lãi suất

    6

    Lựa chọn cặp tiền để giao dịch

    7

    Theo dõi lịch kinh tế để nắm được các dữ liệu quan trọng.

    Dĩ nhiên, mỗi nhà giao dịch sẽ có kế hoạch hành động và danh sách riêng. Mặc dù sẽ có sự khác nhau giữa mỗi người, điều quan trọng nhất ở đây là bạn cần suy nghĩ về hiệu suất giao dịch và kế hoạch hành động của mình. Đánh giá một cách nghiêm túc danh sách và kế hoạch hành động của bản thân là cực kỳ quan trọng; nếu cần thiết, hãy cập nhật và nâng cấp nó.

    Bài viết liên quan