• Trở thành đối tác
  • 028-73004102
  • Trích: Đối với hầu hết các nhà giao dịch mới, xác định xu hướng của cặp tiền là việc tương đối khó khăn. Hãy cùng tìm hiểu khái niệm phân tích kỹ thuật sử dụng đa khung thời gian với hướng dẫn của Trade4you nhé!

    Phân tích kỹ thuật sử dụng đa khung thời gian là một chiến thuật giao dịch theo xu hướng mà các nhà giao dịch forex sẽ kết hợp các đồ thị ngắn, trung và dài hạn để phân tích và giao dịch cùng chiều xu hướng. Nói một cách dễ hiểu, một nhà giao dịch sẽ sử dụng nhiều khung thời gian khác nhau để xác định những vùng mà giá trên các đồ thị ngắn và trung hạn sẽ di chuyển cùng chiều với xu hướng trên đồ thị dài hạn. Khung thời gian có thể sử dụng sẽ bắt đầu từ 1 phút và lên tới 1 tháng. Ở giữa khoảng đó, bạn có thể cân nhắc sử dụng các khung 5 phút (M5), 15 phút (M15), 30 phút (M30), 1 giờ (H1), 4 giờ (H4), 1 ngày (Daily) và 1 tuần (Weekly).

    Điểm cốt yếu của phân tích kỹ thuật đa khung thời gian là tìm ra các cơ hội giao dịch trên khung thời gian ngắn cùng chiều với xu hướng trong dài hạn của cặp tiền forex. Chiến thuật này sẽ giúp bạn không đi ngược lại xu hướng khi đặt lệnh giao dịch.

    Phân tích kỹ thuật đa khung thời gian

    Các vị thế dài hạn trên các khung thời gian ngày, tuần, tháng thường được sử dụng bởi các nhà giao dịch dài hạn. Một vài vị thế có thể giữ tới hàng năm. Vì thế, nếu bạn muốn giao dịch một vị thế ngắn hạn, chẳng hạn như mua vào một cặp forex với thời gian giao dịch tối đa là 30 phút, bạn cần chắc chắn giá phải đang nằm trong xu hướng tăng.

    Phân tích kỹ thuật đa khung thời gian không tập trung quá mức vào một khung thời gian. Bạn có thể sử dụng khung dài hạn để xác định xu hướng chủ đạo của cặp tiền, nhưng một cây nến đơn trên đồ thị Daily sẽ không nói cho bạn biết nên đặt lệnh tại đâu nếu giao dịch trong ngày hôm đó. Đó là lúc khung thời gian ngắn hạn nên được sử dụng; nó sẽ cho bạn biết liệu có cơ hội giao dịch nào trong ngày cùng chiều với xu hướng trên các đồ thị dài hạn hay không.

    Để bạn có thể hiểu trọn vẹn cách phân tích đa khung thời gian, chúng tôi sẽ minh họa bằng một ví dụ đơn giản sau đây.

    Bước 1

    Chọn bất kỳ một cặp tiền nào để giao dịch và mở đồ thị ngày (D1). Trên đồ thị D1, USDJPY đang trong một xu hướng giảm giá, vì vậy mục tiêu của chúng ta sẽ là vào một lệnh bán. Tất cả những gì chúng ta thấy trong ngày hôm đó là một nến doji rất bé, không đủ để đưa ra quyết định giao dịch.

    USDJPY pair in D1 timeframe is in Downtrend: Cặp USDJPY đang trong xu hướng giảm giá trên khung thời gian D1

    Bước 2

    Bây giờ, chúng ta sẽ mở đồ thị 4 giờ (H4) để có cái nhìn chi tiết hơn về những gì đã diễn ra trên đồ thị ngày. Đồ thị H4 cho thấy cặp tiền cũng đang nằm trong xu hướng giảm. Điều này xác nhận rằng thị trường đang diễn biến dựa theo xu hướng trên đồ thị ngày (D1).

    USDJPY pair in H1 timeframe is in Downtrend: Cặp tiền USDJPY đang nằm trong xu hướng giảm trên đồ thị H1

    Tuy nhiên, góc nhìn này vẫn chưa cung cấp đủ thông tin để chúng ta có thể vào lệnh. Bạn cần phải kiểm tra thêm đồ thị 1 giờ (H1) để xem có thông tin hỗ trợ nào không.

    Bước 3

    Đồ thị 30 phút (M30) được mở cuối cùng, và nó thể hiện rất nhiều chi tiết. Bạn có thể thấy giá đã tăng nhẹ vào đầu ngày giao dịch, tạo nên một vài nến Doji và Pin Bar.

    USDJPY in mild uptrend in M30 timeframe: USDJPY trong xu hướng tăng nhẹ trên khung thời gian M30

    Những cây Pin Bar cuối cùng đã đóng cửa bên dưới kháng cự, vì vậy đặt lệnh bán sẽ là lựa chọn tốt nhất.

    Bài viết liên quan