• Trở thành đối tác
  • 028-73004102
  • Trích: Tìm hiểu những điều cơ bản trong phân tích kỹ thuật tiền điện tử với hướng dẫn của Trade4you. Đi sâu vào các loại phân tích khác nhau và học cách sử dụng chúng để giao dịch loại tiền điện tử mà bạn yêu thích.

    Tiền điện tử là một loại tài sản hoàn toàn mới với tiềm năng to lớn, giúp các nhà giao dịch có thể đa dạng hóa các khoản đầu tư và tối đa hóa lợi nhuận. Trong những năm qua, tiền điện tử có sức hút to lớn đối với nhà giao dịch vì giờ đây họ có thể kiếm lợi nhuận bất kể giá tăng hay giảm. Khi nói đến giao dịch, có 2 phương pháp phân tích vô cùng phổ biến đối với các nhà giao dịch và đầu tư - phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản. Những phương pháp này cũng được áp dụng cho giao dịch tiền điện tử.

    Với phân tích cơ bản, chúng ta xác định giá trị của một đồng tiền điện tử bằng việc nghiên cứu và phân tích các biến số và dữ liệu quan trọng thể hiện những thông tin thiết yếu về dự án tiền điện tử đó. Phương pháp này giúp đánh giá tiềm năng của đồng tiền, và từ đó một nhà giao dịch có thể quyết định liệu nó có đáng để đầu tư hay không. Trong thế giới tiền điện tử, phân tích cơ bản thường được sử dụng bởi các nhà đầu tư dài hạn, những người có thiên hướng mua và nắm giữ trong một thời gian rất dài. Chiến thuật giao dịch này còn được biết đến dưới tên gọi HODL. Phân tích kỹ thuật, mặt khác, là phân tích dữ liệu lịch sử để dự đoán các biến động giá trong ngắn hạn và dài hạn của một đồng tiền điện tử. Các nhà giao dịch sử dụng phân tích kỹ thuật để đưa ra các quyết định trong cả ngắn hạn và dài hạn.

    Mục đích của phân tích kỹ thuật tiền điện tử là gì?

    Phân tích kỹ thuật nghiên cứu các đồ thị trong quá khứ của một loại tài sản và xác định các mô hình lặp lại. Nguyên tắc nền tảng của phương pháp này là giá của một đồng tiền điện tử phản ánh mọi thứ mà thị trường đã biết về nó. Tất cả các yếu tố cơ bản, tâm lý và mọi thông tin khác đều đã được thể hiện bởi hành động giá trên đồ thị. Các nhà phân tích kỹ thuật/ nhà giao dịch tiền điện tử, do đó, tập trung vào việc lấy thông tin từ biểu đồ giá. Điều này có thể sẽ phức tạp trong giai đoạn đầu đối với các nhà giao dịch mới. Phân tích kỹ thuật một đồng tiền điện tử chủ yếu dựa trên 3 giả thuyết sau;

    1

    Thị trường phản ánh mọi thứ

    2

    Giá dịch chuyển theo xu hướng

    3

    Lịch sử có khuynh hướng tự lặp lại

    Tương tự như giao dịch Forex hay cổ phiếu, các nhà giao dịch tiền điện tử cũng có thể sử dụng những chỉ báo toán học, bộ dao động và các công cụ vẽ để đưa ra quyết định giao dịch.

    Các Loại Phân Tích Kỹ Thuật: Đường Biểu Đồ, Hỗ Trợ & Kháng Cự, Mô Hình Giá

    Các nhà giao dịch/đầu tư tiền điện tử sử dụng đồ thị được gọi là các nhà phân tích đồ thị. Thông thường, các nhà phân tích đồ thị vẽ các đường ngang hoặc chéo để xác định các mức hoặc điểm nơi giá của một tài sản có thể phản ứng. Ba đường chính thường được sử dụng là đường xu hướng, đường hỗ trợ và kháng cự.

    Các đường xu hướng

    Các đường chéo giúp xác định một xu hướng. Khi xu hướng vẫn đang tiếp diễn, đường xu hướng có thể được vẽ từ 2 điểm dọc theo xu hướng và dùng để dự đoán hướng đi của giá trong tương lai. Thông thường, khi giá tiền điện tử tiến sát đến đường xu hướng, nó sẽ phản ứng theo 2 khả năng. Nếu giá bật lại từ đường xu hướng, thì xu hướng nhiều khả năng sẽ tiếp diễn; tuy nhiên, nếu giá phá vỡ đường xu hướng, thì xu hướng có thể sẽ tạm dừng, suy yếu hoặc có khả năng đảo chiều.

    Point 1: Điểm 1
    Down Trendline: Đường xu hướng giảm
    Point 2: Điểm 2
    Breakout: Điểm phá vỡ
    Uptrend line: Đường xu hướng tăng

    Đồ thị trên cho thấy một ví dụ về cặp Bitcoin USD trên khung thời gian ngày. Bạn có thể thấy trên đồ thị, khi giá Bitcoin giảm trong năm 2018, đồ thị giá cung cấp 2 điểm để ta có thể vẽ được một đường xu hướng giảm (19586 và 6700). Đường xu hướng được sử dụng để dự đoán thời điểm giá có thể tăng trở lại trong tương lai. Xu hướng giảm này đã diễn ra trong 1 năm cho tới bước ngoặt vào tháng 1/2019. Từ bước ngoặt này, xu hướng giảm dừng lại và giá tăng dần. Cũng với nguyên tắc vẽ này, một đường xu hướng đã được vẽ cho đà tăng hiện tại. Nếu giá phá vỡ xuống dưới đường xu hướng tăng, giá Bitcoin có thể lui về 5000 hoặc thậm chí thấp hơn.

    Sử dụng các đường Hỗ trợ và Kháng cự như thế nào?

    Giá của một đồng tiền điện tử được cho là có ký ức. Nếu bên mua không thể áp đảo được bên bán tại một mức giá trong quá khứ, mức giá đó được gọi là ngưỡng KHÁNG CỰ. Nói cách khác, các mức kháng cự hình thành tại những điểm nơi cung của một loại tài sản vượt quá cầu. Mức hỗ trợ lại hình thành khi cầu vượt quá cung, và giá khi đó sẽ bị đẩy lên.

    Các nhà phân tích đồ thị thường xác định các mức trên bằng những đường nằm ngang và kỳ vọng giá sẽ phản ứng khi tiến lại gần các khu vực đó trong tương lai. Có thể có nhiều mức kháng cự ở bên trên và nhiều mức hỗ trợ ở bên dưới giá tiền điện tử. Nếu một mức kháng cự bị phá vỡ lên phía trên, giá được kỳ vọng sẽ tiến tới mức kháng cự kế tiếp, trong khi đó mức kháng cự đã bị phá vỡ sẽ trở thành một mức hỗ trợ mới. Lập luận tương tự cũng được áp dụng cho các mức hỗ trợ. Một mức hỗ trợ khi bị phá vỡ xuống phía dưới sẽ trở thành một mức kháng cự, và giá có thể sẽ tiếp tục giảm tới mức hỗ trợ tiếp theo. Các mức hỗ trợ và kháng cự cũng cung cấp các vùng đảo chiều giá.

    Biểu đồ trên mô tả cặp Bitcoin/USD trên đồ thị ngày. Sau khi xu hướng giảm trong năm 2018 có đủ động lượng, giá bị đẩy lùi về 5800 vào đầu tháng Hai (mũi tên đỏ đầu tiên). Vào cuối tháng Sáu và giữa tháng Tám, giá test lại mức 5800 và vẫn tìm thấy hỗ trợ tại đây. Mức giá này trở thành một mức hỗ trợ mạnh và nhiều người tin rằng thời điểm đó Bitcoin có thể chạm 3000 (quay về mức đó và bật trở lại).

    Nếu chúng ta đi ngược về quá khứ, 3000 từng là một mức kháng cự hình thành vào ngày 8/6/2017. Sau sự đột phá vào 4/8/2017, mức kháng cự này đã bị thách thức một lần nữa vào ngày 15/9 nhưng vẫn không bị khuất phục, và giá đã bật tăng đến những mức cao hơn từ đây. 3000 do đó trở thành mức hỗ trợ tiếp theo bên dưới 5800. Khi giá cuối cùng đã phá vỡ xuống dưới 5800 vào giữa tháng 11/2018, nó tiếp tục giảm về 3100 (rất gần với mức 3000). Giá Bitcoin sau đó đã nhanh chóng vượt qua mức kháng cự đầu tiên tại 5800 (hỗ trợ trở thành kháng cự) và vượt trên mức kháng cự 9100 một chút (mức này được hình thành vào cuối tháng 7/2018). Ở mức giá hiện tại, các nhà phân tích đồ thị kỳ vọng Bitcoin sẽ thách thức lại mức 5800 (nay là mức hỗ trợ). Nếu nó phá vỡ xuống dưới mức này, hỗ trợ tiếp theo sẽ là 3100-3000. Tuy nhiên, nếu mức 9100 bị xuyên thủng lên phía trên, giá BTCUSD có thể sẽ tiếp tục tiến tới các kháng cự tiếp theo tại 9800 và 11700.

    Tại sao các nhà giao dịch nên nghiên cứu các mô hình giá của Tiền điện tử?

    Trải qua nhiều thập kỷ, sau hàng ngàn hay có lẽ hàng triệu giờ nghiên cứu đồ thị giá, các nhà phân tích đồ thị đã phát hiện ra giá thường tạo thành các mô hình và các mô hình này lặp lại qua thời gian. Nếu giá phản ứng giống như khi nó hình thành các mô hình của quá khứ, thì không có lý do gì để nó không phản ứng tương tự trong tương lai. Sau tất cả, hoạt động của những người tham gia thị trường quyết định giá của một tài sản. Con người thường phản ứng với các tình huống theo cùng một cách và dần dà nó tạo thành các mô hình hành vi. Mô hình hành vi theo số đông các nhà giao dịch cũng như các chủ thể khác trên thị trường sẽ khiến cho giá có mô hình vận động tương ứng.

    Các mô hình này cũng được áp dụng trong giao dịch tiền điện tử. Một số mô hình giá bao gồm các mô hình nến, mô hình thanh hoặc mô hình đồ thị như mô hình tam giác, lá cờ, harmonic, hay các mô hình sóng Elliott. Có rất nhiều phương pháp giao dịch với mô hình giá ngày nay; chúng ta sẽ cùng nghiên cứu chi tiết một ví dụ về mô hình tam giác trên đồ thị Bitcoin trong phần dưới đây.

    Descending triangle: Tam giác giảm
    Neckline breakout: Đường viền bị phá vỡ

    Trong đồ thị BTCUSD 1-ngày bên trên, chúng ta có thể thấy giá Bitcoin đã hoàn thành một tam giác kéo dài trong 10 tháng (bắt đầu từ tháng Hai). Hướng phá vỡ được dự đoán sẽ là hướng ngắn hạn của tài sản (giảm giá). Sau khi phá vỡ xuống dưới, Bitcoin cuối cùng đã chạm mức 3100, khẳng định dự đoán của mô hình tam giác.

    Sử dụng các chỉ báo và bộ dao động để giao dịch tiền điện tử

    Các chỉ báo là các công cụ kỹ thuật được lập trình toán học từ dữ liệu giá và/hoặc khối lượng giao dịch trong lịch sử để cung cấp các tín hiệu mua và bán hoặc dự đoán diễn biến thị trường. Chúng có thể khiến việc nghiên cứu đồ thị giá trở nên dễ dàng hơn. Một vài chỉ báo sẽ giúp xác định xu hướng là tăng hay giảm, trong khi đó một số chỉ báo khác lại được sử dụng để xác định xem liệu một đồng tiền điện tử có đang bị quá mua hay quá bán không.

    Với sự ra đời của giao dịch cấp độ cao, rất nhiều chỉ báo đã được phát triển để phục vụ những mục đích khác nhau. Những loại chỉ báo chính sẽ được giới thiệu dưới đây.

    Các chỉ báo theo xu hướng dành cho giao dịch tiền điện tử

    Các chỉ báo theo xu hướng giúp xác định xu hướng đang chiếm ưu thế trên bất kỳ khung thời gian nào. Dưới đây là một ví dụ về Moving Averages – một trong những chỉ báo theo xu hướng được sử dụng nhiều nhất. Trong đồ thị bên dưới, bạn có thể thấy rằng vào tháng 1/2017, giá Bitcoin vượt lên đường Exponential Moving Average 100 (EMA 100), báo hiệu rằng một xu hướng tăng sẽ diễn ra. Điều này đã thực sự xảy ra, và xu hướng tăng đã kéo dài cả năm.

    Below: Bên dưới
    Above: Bên trên

    Trong năm 2018, chỉ báo bị trễ, nhưng khi giá đã rơi xuống phía dưới nó, xu hướng giảm đã tiếp diễn cho tới mức 3100. Chỉ báo này cũng đã xác định được sự kết thúc của xu hướng giảm và sự bắt đầu của một xu hướng tăng mới sau khi giá Bitcoin vượt lên trên đường Moving Averages vào tháng Tư. Vì vậy, không có gì là bất ngờ khi nhiều người tin rằng Bitcoin sẽ lại tăng giá trong phần còn lại của năm 2019.

    Các bộ dao động dành cho giao dịch tiền điện tử

    Các bộ dao động thường được biểu thị trong biên độ từ 0 đến 100. Khi các chỉ báo này vượt xuống mức 25, một đồng tiền điện tử được coi là quá bán và có thể bắt đầu tăng trở lại. Ngược lại, khi các chỉ báo này vượt lên trên mức 75, một đồng tiền điện tử được coi là quá mua và có thể bắt đầu giảm. Các bộ dao động thường được sử dụng là Relative Strength Index (RSI), Moving Average Convergence Divergence (MACD), Stochastic, v.v. Trong đồ thị dưới đây, chúng ta sẽ cùng xem xét chỉ báo Relative Strength Index trên đồ thị BTCUSD 1-ngày.

    Vào cuối năm 2017, bạn có thể thấy bộ dao động RSI vượt qua mức 75; đó là một tín hiệu cho thấy Bitcoin có thể sẽ bắt đầu giảm giá. Diễn biến tiếp theo đúng là một cú giảm sâu. Vào tháng Mười Một/Mười Hai năm 2018, RSI chạm vùng quá bán và báo hiệu rằng giá Bitcoin có thể sẽ tăng lên. Bitcoin đúng là đã tăng giá sau đó. Vào cuối tháng Năm 2019, Bitcoin chạm vùng quá mua một lần nữa và giá đã suy yếu đúng như bộ dao động RSI đã dự báo.

    Các chỉ báo dựa trên khối lượng dành cho giao dịch tiền điện tử

    Các chỉ báo dựa trên khối lượng được sử dụng để xác định hướng đi của một loại tài sản cũng như độ mạnh của sự thay đổi giá. On-balance Volume (OBV) là một ví dụ.

    Mẹo dành cho các Nhà phân tích kỹ thuật tiền điện tử

    Giao dịch dựa trên phân tích kỹ thuật vô cùng dễ dàng khi nó được thực hiện trên giấy với những ví dụ có chọn lọc, nhưng sự thực là nó không hề dễ khi áp dụng trong thực tế và cũng không hoàn hảo. Đây là điều mà các nhà giao dịch tiền điện tử cần hiểu để tránh kỳ vọng hoặc trở nên hứng phấn quá mức. Những công cụ và phương pháp giao dịch này đã bao hàm các phần của phân tích giúp xác định điểm vào và thoát lệnh khi giao dịch và đầu tư tiền điện tử. Để tận dụng hiệu quả phân tích kỹ thuật, các nhà giao dịch tiền điện tử có thể sử dụng các mẹo dưới đây.

    1

    Nghiên cứu một phương pháp giao dịch hoặc phát triển một phương pháp bằng cách kết hợp các công cụ đã được thảo luận ở bên trên. Như vậy, bạn sẽ cần hiểu các công cụ đó trước và sau đó nghiên cứu từng loại thật kỹ. Hệ thống giao dịch của bạn phải chỉ ra được đâu là lúc vào lệnh, đâu là lúc chốt lời và cắt lỗ. Mỗi công cụ kỹ thuật đều có ưu và nhược điểm riêng của chúng. Các chỉ báo theo xu hướng sẽ phác họa xu hướng, tuy nhiên chúng thường có độ trễ. Trong khi đó, các bộ dao động là các chỉ báo dẫn dắt và chúng thường chỉ hoạt động tốt khi giá đang đi ngang.

    2

    Kiểm tra phương pháp kỹ thuật đã được xây dựng và tích lũy kinh nghiệm bằng cách sử dụng các công cụ được chọn trong khoảng 1 năm. Xác định tỉ lệ thắng/thua và tỉ lệ lãi/lỗ đi kèm. Nếu phương pháp mà bạn xây dựng có thể sử dụng được, hay tiếp tục sử dụng nó; nếu không, hãy loại bỏ nó. Ví dụ, một hệ thống bền vững nên có ít nhất 30% số lệnh thắng trên tỉ lệ lãi/lỗ 2:1, hoặc ít nhất 60-70% số lệnh thắng trên tỉ lệ lãi/lỗ 1:1 (thống kê dựa trên 100 giao dịch).

    3

    Viết ra phương pháp của bạn và tạo một cuốn nhật ký giao dịch để theo dõi hoạt động giao dịch.

    4

    Đừng quá bận tâm khi có một lệnh thắng hoặc thua. Hãy tiếp tục giao dịch. Các lệnh thắng và thua đều là một phần của cuộc chơi này.

    5

    Giữ vững kỷ luật và đảm bảo mức độ rủi ro hợp lý

    Những điều quan trọng khác cần biết về phân tích kỹ thuật tiền điện tử

    1

    Các xu hướng và kết quả cũ có thể sẽ không dự đoán chính xác các xu hướng và kết quả trong tương lai.

    2

    Không thể biết trước các giao dịch là thua hay thắng cho đến khi ngã ngũ.

    3

    Thua hay thắng liên tiếp là chuyện hoàn toàn bình thường.

    4

    Các giao dịch thắng và thua có sự phân bổ ngẫu nhiên trong tập hợp các giao dịch.

    Bạn có câu hỏi nào liên quan đến những điều cơ bản của phân tích kỹ thuật trong giao dịch tiền điện tử không? Nếu có, hay chia sẻ bình luận của bạn ở dưới và chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn. Để xem thêm các tài liệu hướng dẫn về giao dịch tiền điện tử hoặc Forex, hãy truy cập website của Trade4you nhé.

    Bài viết liên quan