• Trở thành đối tác
  • 028-73004102
  • Phân tích Sóng Elliott (Elliott Wave) là một phương pháp phân tích kỹ thuật được phát minh bởi Ralph Elliott. Ý tưởng chính của phương pháp này là thị trường thường có xu hướng di chuyển theo các chu kỳ lặp lại. Lý thuyết sóng Elliott cho thấy các chu kỳ phản ánh kỳ vọng của những người tham gia thị trường về ảnh hưởng bên ngoài hoặc tâm lý đang chiếm ưu thế trong số đông tại một thời điểm nhất định.

    Chu Kỳ Sóng Elliott

    Ý tưởng chính trong thuyết Sóng Elliott như sau: Trong xu hướng tăng hoặc giảm, giá sẽ tạo chuỗi 5 sóng; 3 sóng đầu được định hướng bởi xu hướng chính còn 2 sóng còn lại đi ngược xu hướng. Sóng 1, 3 và 5 được gọi là sóng đẩy, còn sóng 2 và 4 được gọi là sóng điều chỉnh.

    Sau khi chuỗi 5 sóng được hình thành, chuỗi 3 sóng theo hướng ngược lại sẽ được tạo ra, hình thành nên “chu kỳ” 8 sóng. Chu kỳ này được gọi là Chu Kỳ Sóng Elliott.

    Trên các khung thời gian lớn hơn, chu kỳ sẽ trở thành sóng, nghĩa là 8 Chu Kỳ Sóng Elliott sẽ tạo thành một Chu Kỳ Sóng Elliott mới trên khung thời gian lớn hơn. Nó cũng đúng theo hướng ngược lại - các chu kỳ lớn có thể được chia thành các cấp độ nhỏ hơn. Đó là lý do tại sao tất cả các sóng vừa là thành phần của các sóng lớn hơn, vừa chứa các sóng nhỏ hơn. Tính đặc thù này của Sóng Elliott được gọi là sự phân dạng (fractalisation). Bây giờ, chúng ta hãy cùng thảo luận các phân dạng (fractals) này là gì nhé!

    Mô Tả 5 Sóng Elliott

    Phân dạng (Fractal) là các cấu trúc có thể chia thành các phần; mỗi phần lại là bản sao của phần lớn hơn. Dưới đây là miêu tả chính xác về dãy sóng Elliott:

    Sóng 1 - Xuất hiện khi “tâm lý thị trường” gần như nghiêng hẳn về phía giảm. Các tin tức rất tiêu cực. Thông thường thì sóng này rất mạnh và cho thấy sự thay đổi rõ rệt trong tâm lý thị trường (thay đổi xu hướng giảm thành tăng, phá vỡ mức kháng cự quan trọng, v.v).

    Sóng 2 - Xuất hiện khi thị trường quay đầu giảm mạnh từ mức giá hiện tại. Nó có thể giảm 100% kích cỡ của Sóng 1, nhưng không thấp hơn giá mở cửa. Thông thường, nó sẽ bằng khoảng 60% kích thước của Sóng 1 và đi ngược lại xu hướng chính (thể hiện sự chốt lời của một bộ phận các nhà đầu tư).

    Sóng 3 - Có sự tăng lên rõ rệt trong sự lạc quan của các nhà đầu tư. Sóng này thường là sóng lớn nhất với gần như không có sự điều chỉnh nào xảy ra. Nó không thể là sóng ngắn nhất. Giá tăng và khối lượng cũng tăng. Một Sóng 3 điển hình sẽ cao gấp 1.618 lần Sóng 1 hoặc có thể hơn thế nữa.

    Sóng 4 – Sóng này thường khó xác định. Nó thường giảm không quá 38% Sóng 3.

    Sóng 5 – Sóng này được xác định bởi sự phân kỳ. Giá tăng lên trong khi khối lượng giao dịch trung bình chiếm lĩnh thị trường. Vào thời điểm kết thúc sóng, thường sẽ có sự tăng lên rõ rệt về khối lượng giao dịch.

    3 Nguyên Tắc Của Thuyết Sóng Elliott

    Có 3 nguyên tắc có thể giúp các nhà giao dịch áp dụng thuyết sóng Elliott trên đồ thị:

    Nguyên tắc 1: Sóng 2 không thể giảm xuống thấp hơn mức bắt đầu của sóng 1

    Nguyên tắc 2: Sóng 3 không thể nhỏ hơn sóng 1 và sóng 5

    Nguyên tắc 3. Sóng 4 không thể giao với sóng 1.

    Bài viết liên quan