• Trở thành đối tác
  • 028-73004102
  • Trích: Bạn có hứng thú với việc giao dịch Vàng? Trade4you sẽ chỉ cho bạn 6 mẹo phân tích kỹ thuật Vàng mà những nhà giao dịch mới bắt đầu nên biết.

    Vàng là loại hàng hóa có thể được giao dịch trên thị trường giao ngay giống như các loại tiền tệ. Nó vốn được sử dụng như một tài sản giữ giá trị vì không bị kiểm soát bởi ngân hàng trung ương như các loại tiền tệ khác; bên cạnh đó, Vàng cũng không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chính sách tiền tệ của bất kỳ chính phủ nào. Vì thế, nó được coi là hàng hóa ‘phòng thủ an toàn’ cùng với một số tài sản khác như đồng Franc Thụy Sĩ (CHF) hay Yên Nhật (JPY).

    Khi giao dịch Forex, chúng ta có thể giao dịch đồng tiền này với đồng tiền kia, chẳng hạn như CHF đổi lấy Yên hoặc các đồng khác. Tuy nhiên, điều này không khả thi trong giao dịch Vàng vì tài sản này được định giá bằng đồng Đô La Mỹ. Do đó, bạn cần phải xem xét diễn biến giá của đồng Đô la Mỹ khi phân tích kỹ thuật Vàng.

    Giao dịch Vàng có giống giao dịch Forex không?

    Có, chúng giống nhau. Tương tự như giao dịch forex, các nhà giao dịch sử dụng nhiều cách phân tích khác nhau như phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật hay phân tích tâm lý. Một vài nhà giao dịch có thể kết hợp 2 hoặc cả 3 phương pháp trên để phát triển cách giao dịch riêng của mình đối với thị trường Vàng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung thảo luận về phần phân tích kỹ thuật (tạm coi rằng chúng ta đã nắm được hết những điều cơ bản về phân tích kỹ thuật như các đường xu hướng, chỉ báo, v.v). Nếu bạn chưa hiểu hết về phân tích kỹ thuật, xin hãy đọc bài hướng dẫn cơ bản về phân tích kỹ thuật (Hyperlink tới bài viết đầu tiên: Phân tích kỹ thuật cho người mới bắt đầu).

    Các nhà phân tích kỹ thuật cũng sử dụng các phương pháp khác nhau hoặc sự tổng hợp của nhiều phương pháp để tạo nên hệ thống giao dịch của riêng họ. Một số người sử dụng các chỉ báo riêng rẽ hoặc kết hợp chúng với nhau, chẳng hạn như kết hợp các chỉ báo theo xu hướng với những bộ dao động. Một số khác lại sử dụng các mô hình giá, mô hình nến, mô hình sóng Elliott, mô hình Harmonic, v.v. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng đi sâu vào 6 mẹo và các bước mà một nhà giao dịch Vàng cần nắm vững khi thực hiện phân tích kỹ thuật và đưa ra quyết định giao dịch.

    6 Mẹo Trong Phân Tích Kỹ Thuật và Giao Dịch Vàng

    1. Xác định xu hướng dài hạn

    Xu hướng là bạn, vì vậy, việc tối quan trọng đầu tiên luôn phải là xem xét xu hướng dài hạn của Vàng. Dù phong cách giao dịch của bạn có là gì đi chăng nữa, và nếu bạn kết hợp phân tích cơ bản trong chiến lược giao dịch của mình, bạn cần phải kiểm tra xu hướng tổng thể của Vàng trên các khung thời gian dài hạn khác nhau. Một nguyên tắc hữu hiệu dành cho các nhà giao dịch Swing (trung hạn) khi phân tích đa khung thời gian là hãy kết hợp các đồ thị Tuần/Ngày/H4. Trong khi đó, các nhà giao dịch trong ngày có thể xem xét kết hợp các đồ thị H4/H1/15 phút.

    2. Xác định liệu xu hướng có đang điều chỉnh theo hướng khác không

    Bước thứ hai hay mẹo thứ hai, là quan sát đồ thị tuần và kiểm tra liệu xu hướng có đang điều chỉnh theo hướng khác trong trung hạn hay không. Dưới đây là một ví dụ:

    Bearish trend: Xu hướng giảm giá
    Bullish correction: Điều chỉnh tăng giá

    Đồ thị tuần XAUUSD chỉ rõ xu hướng chiếm ưu thế từ năm 2011 là giảm giá. Các xu hướng giảm được tạo thành bởi các điểm thấp thấp hơn và các điểm cao thấp hơn. Tuy nhiên, một sự điều chỉnh tăng giá đã bắt đầu xuất hiện, khi mà mức cao gần nhất (H) trong xu hướng giảm bị phá vỡ lên phía trên. Sự điều chỉnh tăng giá có thể tiếp diễn. Vì vậy, bạn có thể sẽ muốn đánh giá lại điểm vào/thoát lệnh và cập nhật chiến thuật giao dịch cho phù hợp với xu hướng tăng có thể xảy ra.

    3. Xác định các mức giá quan trọng trên khung thời gian ngày/tuần

    Bước thứ ba, cũng không kém phần quan trọng, là xác định các mức kháng cự/hỗ trợ trên các khung thời gian nhỏ hơn. Sử dụng tình huống trong mẹo 2, đồ thị dưới đây cho thấy các mức kháng cự nơi giá có thể phản ứng trên đường đi lên của nó.

    Bearish trend: Xu hướng giảm giá
    Bullish correction: Điều chỉnh tăng giá

    Mức gần nhất là 1376-1375. Vùng giá này hình thành từ tháng 7/2016 và đã đóng vai trò kháng cự suốt từ quý I năm 2018. Giá đang tiến tới khu vực này trong năm 2019 và nó vẫn đang được theo dõi xem có thể phá vỡ lên phía trên trong lần này hay không. Nếu giá bứt phá thành công, mức kháng cự tiếp theo sẽ là 1525.

    4. Xu hướng trung gian là gì?

    Một khi các đường kháng cự và hỗ trợ đã được vẽ trên đồ thị tuần, bước tiếp theo bạn cần làm là phân tích xu hướng trung gian trên khung thời gian ngắn hơn, ở đây là đồ thị ngày. Từ đồ thị ngày dưới đây, chúng ta có thể thấy rõ xu hướng trung gian là tăng; điều đó cũng được xác nhận khi xem xét trên khung thời gian nhỏ hơn như H4 (4 giờ).

    Bullish trend: Xu hướng tăng giá
    Bearish correction starts here: Điều chỉnh giảm giá bắt đầu từ đây
    Correction ends and trend continues: Điều chỉnh giảm giá kết thúc và xu hướng tiếp diễn

    Trên đồ thị ngày, xu hướng trước mắt là tăng giá. Xu hướng này có đỉnh cao ở 1346 với một loạt các mức cao cao hơn và mức thấp cao hơn. Khi xu hướng này bị gián đoạn bởi một mức thấp thấp hơn, sự điều chỉnh giảm giá bắt đầu với một vài mức thấp thấp hơn và mức cao thấp hơn. Xu hướng tăng giá trở lại khi sự điều chỉnh giá giảm bị gián đoạn bởi một mức cao cao hơn. Bạn nghĩ giá tiếp theo sẽ đi đâu và bạn sẽ tìm kiếm cơ hội giao dịch theo hướng nào? Câu trả lời dĩ nhiên là theo chiều tăng.

    Điều cần làm tiếp theo là xác định các điểm cao và thấp mới. Các mức kháng cự ở 1346 và 1376 là những khu vực tiềm năng để một điểm cao mới hình thành và cũng là nơi ta cân nhắc chốt lời, nếu có một điểm thấp hình thành trước những mức này. Cần lưu ý rằng xu hướng tăng giá có thể bị gián đoạn trong thời gian dài nếu giá phá vỡ xuống dưới đường xu hướng tăng.

    5. Sử dụng các tín hiệu đảo chiều để giao dịch Vàng

    Tương tự như trong Forex, có rất nhiều phương pháp kỹ thuật giúp xác định các tín hiệu đảo chiều khi giao dịch Vàng. Đó có thể là các chỉ báo động lượng như MACD hay các bộ dao động như RSI hoặc Stochastic (đặc biệt là các tín hiệu phân kỳ của chúng). Những phương pháp khác bao gồm mô hình nến đảo chiều (Engulfing, Evening/Morning Star, Hanging Man, Pin Bar/Hammer/Inverted hammer, mô hình đồ thị đảo chiều, sóng Elliot, mô hình Harmonic v.v.).

    6. Kiểm tra kỹ mức cắt lỗ và các điểm vào/thoát lệnh

    Sau khi đã xác định điểm vào và thoát lệnh, hãy nhớ kiểm tra lại xem bạn đã cài đặt mức cắt lỗ chưa. Điều này nghe có vẻ hơi kỳ lạ; tuy nhiên, không ít nhà giao dịch đã mắc phải những lỗi ngớ ngẩn như quên cài mức cắt lỗ. Hãy cố gắng tránh những lỗi sơ đẳng như vậy bằng cách kiểm tra lại thật kỹ mức cắt lỗ và các điểm vào/thoát lệnh của mình.

    Bạn còn có những mẹo khác cho các nhà giao dịch Vàng? Hãy chia sẻ với chúng tôi ở phần bình luận dưới đây. Để tham khảo thêm các tài liệu về giao dịch Vàng hoặc Forex, hãy truy cập website của Trade4you nhé.

    Bài viết liên quan